Nâng ngựcTIN TỨC

Nâng ngực có cho con bú được không? Những điều bạn cần biết

Phẫu thuật nâng ngực là một trong những phương pháp thẩm mỹ phổ biến, giúp phụ nữ cải thiện hình dáng và kích thước vòng một. Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ lo lắng về việc nâng ngực có cho con bú được không. Bài viết này bác sỹ Bình sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này, giúp bạn hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định đúng đắn.

Mang thai và cho con bú là thiên chức cao cả của người phụ nữ. Tuy nhiên khi thẩm mỹ vòng 1, ít nhiều gì cũng tác động vào vùng ngực nên nhiều chị em băn khoăn nâng ngực có cho con bú được không? Vậy liệu làm đẹp và nguyện vọng nuôi con bằng sữa mẹ có mâu thuẫn không? 

Nâng ngực có cho con bú được không?

Vòng 1 có vai trò quan trọng quyết định vẻ đẹp gợi cảm của người phụ nữ. Ngực người phụ nữ là một vị trí quan trọng, là nơi thể hiện nét đẹp quyến rũ của người phụ nữ và là nơi hoạt động của tuyến sữa giúp sản sinh sữa cho quá trình nuôi dưỡng em bé bằng sữa mẹ. Với những trường hợp vòng 1 khiêm tốn thì phẫu thuật nâng ngực là giải pháp cải thiện nhanh nhất. Nhưng với những bạn trẻ, có ý định tiếp tục sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ thì đây là mối quan tâm lớn.

Ngày nay, những tiến bộ về công nghệ khoa học ngày càng phát triển nên khi chị em thực hiện phẫu thuật nâng cấp ngực vẫn có thể cho con bú hoàn toàn bình thường.

Trước khi giải đáp vấn đề nâng ngực xong có cho con bú được không, và có một góc nhìn toàn cảnh chị em cần hiểu rõ về cấu trúc bầu ngực và vị trí tuyến sữa. Tuyến sữa gồm nhiều ống đơn tập trung về đầu ti. Do đó nếu nâng ngực không ảnh hưởng đến những tuyến ống sữa này thì chị em hoàn toàn có thể an tâm cho con bú sau khi nâng ngực.

Hiện nay, kỹ thuật nâng ngực được khuyến khích sử dụng là nâng ngực nội soi đường nách. Với đường mổ ở nách, bác sĩ sẽ tạo khoang dưới cơ và đưa túi độn vào bên trong mà không xâm lấn, ảnh hưởng đến tuyến sữa. Nhờ đó mà sau nâng ngực chị em vẫn có thể cho con bú bình thường.

Lý do là vì khi thực hiện các thủ thuật, các chuyên gia sẽ không chạm đến ống dẫn sữa và tuyến vú mà thực hiện đặt túi ngực ở giữa 2 lớp cơ ngực lớn và bé. Chính vì vậy mà việc nâng ngực không có sự tiếp xúc trực tiếp nào từ túi đến tuyến vú hay ống tuyến.

Có an toàn để cho con bú sau phẫu thuật nâng vòng 1?

Sau khi đã biết rõ nâng ngực có cho con bú được không? Hay đặt túi ngực có cho con bú được không? Thì vẫn nhiều người thắc mắc liệu con bú được nhưng có an toàn cho cả mẹ và con hay không?

Tại viện Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ vẫn chưa có bất kỳ báo cáo nào cho thấy có vấn đề nào bất thường xảy ra với trẻ sơ sinh và các bà mẹ nâng ngực cho con bú.

Một nghiên cứu vào năm 2007 về việc đo nồng độ silicon trong sữa mẹ cho thấy giữa bà mẹ không thực hiện nâng ngực và bà mẹ đã thực thiện nâng ngực hoàn toàn không có sự khác biệt.

Bên cạnh đó, cũng chưa có báo cáo nào thông báo về việc nguy cơ phát triển dị tật bẩm sinh ở trẻ khi bú sữa từ các bà mẹ đã  thực hiện phẫu thuật nâng ngực đặc biệt là nâng ngực bằng mỡ tự thân.

Thế nhưng trong quá trình nâng vòng 1 có thể gây ra một số tình trạng như sau:

  • Sau khi phẫu thuật nâng ngực có thể cần phải phẫu thuật bổ sung để chỉnh sửa hay cắt bỏ bớt
  • Gây ra co cứng các bao nang hình thành từ các mô sẹo xung quanh mô cấy, dẫn đến hiện tượng ép
  • Làm đau vú hoặc thay đổi cảm giác khi chạm vào vú và núm vú
  • Nặng hơn có thể gây ra vỡ mô cấy
  • Một số trường hợp có thể gây mặc cảm và mất cảm giác thậm chí là sợ khi gần gũi bạn tình.

Nâng đường quầng có cho em bé bú được không?

Theo các chuyên gia, sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực, chị em vẫn hoàn toàn có thể mang thai và cho con bú bình thường. Bởi vì đây là kỹ thuật nâng ngực phổ biến, được nhiều chuyên gia áp dụng cho bệnh nhân để duy trì khả năng nuôi con bằng sữa mẹ. Các bác sĩ sẽ đặt túi ngực ở dưới cơ ngực không gây ảnh hưởng đến dây thần kinh hay khả năng tiết sữa của phụ nữ. Vậy nâng ngực, bơm ngực có cho con bú được không? Câu trả lời là có nhé.

Sau nâng ngực bao lâu thì nên mang thai?

Mặc dù sau nâng ngực hoàn toàn có thể cho con bú bình thường nhưng chị em cần phải biết lựa chọn thời điểm để mang thai. Các chuyên gia cảnh báo việc mang thai sớm sau khi vừa nâng ngực là cực kỳ nguy hiểm. Bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng tổn hại đến sức khỏe của cả bạn và thai nhi.

Cụ thể, nếu mang thai ngay khi vừa nâng ngực thì sẽ làm gia tăng biến chứng co thắt bao xơ. Ngoài ra, khi ngực chưa ổn định mà mang thai sẽ khiến tuyến sữa hoạt động mạnh hơn và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bên cạnh đó, sau khi nâng ngực bạn thường được chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, nếu chẳng may uống thuốc khi đang mang thai thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Thậm chí có nhiều trường hợp nâng ngực khi đang mang thai dẫn đến tình trạng thương tâm. Nguyên nhân 1 phần là do bệnh viện thẩm mỹ làm ăn tắc trách, không thăm khám sức khỏe đầy đủ cho khách hàng. Bên cạnh đó, trước khi nâng ngực chị em cần phải thử thai kỹ, đồng thời phải có biện pháp tránh thai sau khi nâng ngực.

Hướng dẫn cách cho con bú sau nâng ngực

Đường mổ và kỹ thuật thực hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề nâng ngực có cho con bú được không. Tuy nhiên chị em cũng cần phải chú ý đến cách cho bé bú để bảo toàn bầu ngực căng đầy, hạn chế tình trạng chảy xệ sau sinh nhé.

Các vấn đề mà bạn cần lưu tâm là chế độ dinh dưỡng khi mang thai, mát xa ngực để sữa nhanh về, cho bé bú cả 2 bên ngực, duy trì mặc áo ngực trong suốt thời gian nuôi con bằng sẽ mẹ… Cụ thể:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Khi có thai, việc bổ sung dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Hầu hết chị em đều mong muốn không tích mỡ quá nhiều trong quá trình có bầu, mà chỉ tập trung dinh dưỡng nuôi thai nhi. Nhất là với những chị em đã từng nâng ngực thì vấn đề này lại càng quan trọng hơn. Bởi nếu vòng 1 bị tích nhiều mỡ thừa thì khả năng bị chảy xệ sau sinh là cực kỳ lớn.

Chính vì vậy trong suốt quá trình mang thai bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia và tìm kiếm những chế độ ăn lành mạnh nhất. Nên ưu tiên những thực phẩm bổ dưỡng cho thai nhi và hạn chế đồ ăn gây tích mỡ.

Cho bé bú đều 2 bên

Thông thường chị em sẽ có xu hướng cho con bú nhiều ở bên ngực tiết nhiều sữa hoặc bên tay thuận. Tuy nhiên đây là thói quen không tốt và có thể ảnh hưởng đến dáng ngực sau này. Cụ thể là tình trạng ngực lệch, 1 bên chảy xệ 1 bên không.

Chính vì vậy, chị em cần lưu ý cho bé bú đều cả 2 bên. Nhờ quá trình ti sữa của bé sẽ kích thích tiết sữa nhiều hơn đấy. Theo các chuyên gia, nên cho bé bú 8 – 10 lần mỗi ngày ở cả 2 bên.

Các biện pháp để tăng khả năng cho con bú sau khi nâng ngực

1.Lựa chọn bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm

Việc chọn bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực nâng ngực là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về kỹ thuật phẫu thuật phù hợp và các biện pháp để giảm thiểu rủi ro.

2. Thảo luận trước với bác sĩ

Trước khi quyết định nâng ngực, hãy thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ về mong muốn và kế hoạch có con của bạn. Bác sĩ sẽ giúp bạn chọn phương pháp và kỹ thuật phẫu thuật ít ảnh hưởng đến khả năng cho con bú.

3. Chăm sóc sau phẫu thuật

Chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật là rất quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi và bảo vệ khả năng cho con bú. Hãy tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ, bao gồm việc giữ vệ sinh vùng phẫu thuật, tránh vận động mạnh và theo dõi tình trạng sức khỏe.

4. Tham khảo ý kiến chuyên gia cho con bú
  • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cho con bú sau khi nâng ngực, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia cho con bú. Họ có thể cung cấp các biện pháp hỗ trợ và hướng dẫn bạn cách cho con bú hiệu quả.

Lợi ích và rủi ro của phẫu thuật nâng ngực

Lợi ích
  • Cải thiện hình dáng và kích thước ngực: Giúp bạn tự tin hơn với vóc dáng của mình.
  • Tăng cường sự tự tin: Cải thiện ngoại hình có thể giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
  • Khắc phục các vấn đề sau sinh: Nâng ngực có thể giúp khắc phục tình trạng ngực chảy xệ sau khi sinh con và cho con bú.
Rủi ro
  • Nhiễm trùng: Như bất kỳ phẫu thuật nào, nâng ngực cũng có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Ảnh hưởng đến cảm giác: Có thể mất cảm giác tạm thời hoặc vĩnh viễn ở vùng ngực và quầng vú.
  • Rủi ro liên quan đến việc cho con bú: Như đã đề cập, phẫu thuật nâng ngực có thể ảnh hưởng đến khả năng cho con bú.

Kết luận

Vậy nâng ngực có cho con bú được không? Câu trả lời là "có thể", nhưng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cho con bú sau khi nâng ngực. Việc lựa chọn bác sĩ có kinh nghiệm, thảo luận kỹ lưỡng trước phẫu thuật và chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro và bảo vệ khả năng cho con bú.

Hy vọng bài viết này bác sỹ Bình đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc nâng ngực và khả năng cho con bú sau phẫu thuật. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ Bình để được tư vấn chi tiết và chính xác nhất.

Leave a Reply